Nhân chuyện ngồi làm gần 10 bài test kiến thức, chị viết về chuyện… từ viết tắt. Câu chuyện có vẻ không liên quan nhưng thiệt ra là có ẩn tình sau đó. Hôm này, chị vừa học vừa làm bài kiếm tra gần 10 test và bài test nào cũng trên dưới 30 từ viết tắt. Đương nhiên ở mỗi tài liệu, người ta đều sẽ ghi chú lại từ viết tắt đó nhưng nếu không có vốn hiểu biết sẵn về nghĩa của những từ tiếng anh này, chắc chị phải thức đến quá khuya để kịp được deadline.
Chị nhớ thời còn là sinh viên, việc tiếp xúc với các từ viết tắt không phổ biến và việc viết tắt hoặc giao tiếp với nhau với các từ viết tắt rất hạn chế. Hoặc nếu có tiếp xúc, tụi mình chỉ dừng lại ở viết biết nghĩa của các từ này là đủ, chớ không thực sự hiểu được từ này là viết tắt cho từ gì. Chị đoán nguyên nhân sâu xa là do tụi mình đã quen với cách học, cách giáo dục biết phần ngọn mà không nắm gọn phần gốc rễ.
Tuy nhiên, khi đi làm, chị tin đứa nào thời gian đầu cũng bị choáng ngợp bởi thuật ngữ giao tiếp của các anh chị lớn, của sếp và của cả công ty không khác gì một ngôn ngữ mới. Điều này hiển thị rõ ở các công ty đa quốc gia và ở các phòng ban có tính đặc thù như marketing.
Vậy nên, chuẩn bị một cái đầu mở và bỏ túi vào mẹo (theo kinh nghiệm bé xíu) của chị để học được thói quen này nhé.
Đầu tiên, chuẩn bị một tâm thế tích cực khi học “ngôn ngữ mới”. Việc giao tiếp bằng các cụm từ tiếng anh nói chung và các cụm từ việc tắt nói riêng đã trở thành “văn hóa” giao tiếp khi đi làm và tụi mình đòi hỏi phải học cách thích nghi. Việc này giúp ngôn ngữ truyền tải được đúng ý người nói hơn và nhanh hơn, bớt dài dòng hơn và đôi khi là bớt nhạy cảm hơn. Những ngày đầu, tụi mình có thể như những con vịt đang nghe sấm khi nghe họp nhưng không sao đâu, học cách chấp nhận và chinh phục nào!!
Sau thủ tục tâm lý, tụi em hãy ghi chép lại tất cả những từ tiếng anh và từ viết tắt được nghe trong một cuốn sổ sau mỗi lần nghe. Cứ sau một cuộc họp, sau một tuần hoặc trong một khoảng thời gian ngắn nào đó thì tìm các anh chị đồng nghiệp hoặc sếp để nhờ họ giảng giải nghĩa của từ và từ đó viết tắt cho từ/cụm từ nào. Đương nhiên với các từ tiếng anh mà tụi em có thể tra cứu được thì nên hỏi google hoặc từ điển luôn nhé. Chỉ nên hỏi khi mình đã tìm thông tin nhưng vẫn không rõ được từ cũng là một cách làm việc chuyên nghiệp đó. Lý tưởng nhất là tụi mình hỏi ngay trong lúc giao tiếp với sếp và các anh chị nhưng lưu ý đừng cắt lời người nói nhé Đến giờ thì chị hay áp dụng kiểu lý tưởng luôn vì ngại ghi chép và cũng dạn hơn nhiều.Việc gặp các từ tắt cũng gặp khá nhiều khi đọc các tài liệu của công ty.
Vậy nên tụi em cũng nên ghi chú và tìm hiểu thông tin để hiểu tường tận từng từ bằng cách trên.Điểm chú ý nhất khi ghi nhớ các từ tắt là tụi em nên nhớ luôn có từ “được” viết tắt chứ không chỉ nên dừng lại ở việc hiểu được nghĩa của từ. Ví dụ em có từ viết tắt là HCP, em tìm hiểu được nghĩa là “nhân viên y tế” nhưng ngoài ra, sự thật đằng sau cái từ HCP là Health Care Professional. Điều này tránh được việc lỡ bị hỏi mà ớ người (chị rơi vào trường hợp này khá nhiều ) và cũng hiểu được sát nghĩa hơn.
Cuối cùng là áp dụng vào công việc đi làm hằng ngày và trở thành một giáo sư “từ tắt” nào.