Đừng ngồi nhìn giấc mơ của người khác nữa, hãy cứ làm thôi!

Đừng ngồi nhìn giấc mơ của người khác nữa, hãy cứ làm thôi!

Sáng nay tỉnh dậy, chị mở facebook lên và nhìn thấy một chị bạn hồi xưa khoe một căn nhà xinh và kèm một vài cái cây mới mua trồng. Chị nhìn thấy đâu đó căn nhà mà mình mơ ước.

Thú thật, dạo gần đây chị bắt đầu nghĩ đến một căn nhà và một căn phòng thiệt xinh để làm việc, để ngồi viết blog. Nhưng viết đến dòng này chị nhận ra mình đã có một căn phòng xinh rồi, chỉ là không được đẹp như căn phòng trong mấy tấm hình của Pinterest thôi. Thiệt là chuyện của con người, có rồi vẫn luôn muốn hơn nữa.

Quay trở lại với câu chuyện giấc mơ. Chị là một đứa có rất nhiều ước mơ và nhiều thứ muốn làm. Những giấc mơ nhiều đến nỗi mà chị luôn muốn một ngày dài thiệt dài và một đời thiệt mênh mông để thoả sức làm được điều mình muốn. Tuy nhiên, chị thực tế để hiểu ra rằng, ngày thì chỉ có 24 tiếng và đời thì chỉ khoảng mấy mươi năm. Do đó, để thực hiện được từng giấc mơ (đương nhiên không phải bằng cách ngủ) mà còn phải cần dấn thân vào nó, để thực hiện để vùi vào nó và để “sống chết” với nó.

27 năm sống trên cuộc đời, đủ chị hiểu ra rằng. Muốn cái gì thì phải bắt tay vào thực hiện nó, xây đắp nó, chịu đựng được sự chán nản của cái việc phải lặp đi lặp lại làm cái gì đó.

Một bạn học sinh cấp 3 muốn đậu đại học vào trường Y, hẳn nhiên phải dành rất nhiều thời gian để ôn luyện, phải lăn lộn ôn đi ôn lại mấy cái công thức nhàm chán, phải chăm luyện đề sớm hôm. Tương tự khi đã làm, muốn học hỏi được nhiều kinh nhiệm, phải chịu khó nhận việc, làm từng chút một cho thiệt chỉnh chu. Đừng hiểu lầm, đi làm sẽ hết vất vả như thời đi học. Thực tế là “bài tập” khi đi làm không hề có đáp án trong sách giải và nếu làm “sai” bài tập quá nhiều thì có khả năng bạn sẽ  không được “học” lớp đó nữa.

Chị từng quen một người bạn, bạn rất muốn mở một công ty dược, muốn làm một chuỗi phòng khám ở tỉnh, bạn nói muốn trở thành một người thành công để cho những ai đã khinh bạn trước đây phải “nể” bạn. Nhưng những gì chị thấy ở bạn là những ước mơ không rõ nguồn gốc, không có lối đi. Vì bạn, chỉ nói, chỉ phác thảo những chuyện không có kế hoạch cụ thể, không có tính thực tiễn. Bạn nói chị góp vốn đầu tư cho bạn ấy nhưng chị sẽ chẳng bao giờ đồng ý với những kế hoạch không có chiến lược rõ ràng và thiếu tính “thực”. Lâu rồi chị không liên lạc với bạn, vì không còn thấy hợp để ngồi nói chuyện nữa, nhưng nghe loáng thoáng đâu đó, bạn vẫn vậy, chưa bắt đầu làm gì và vẫn đi làm thuê cho những người bạn cảm thấy không thích.

Bởi vậy, nếu muốn, thực sự muốn hãy bắt tay vào làm, làm để cho bạn thân mình thấy được mình có  đang thực sự muốn nó như mình tưởng hay không và cũng để có người khác thấy, bạn thực sự nghiêm túc với ước mơ của mình, bạn thực sự sẽ dám vùi đầu vào để khẳng định bạn thân.

Chị cũng từng quen một người bạn. Gia cảnh bình thường nếu không muốn nói là nghèo. Thời đi học đại học, bạn cặm cụi vừa đi học vừa đi làm và hầu như chẳng chơi với ai vì chỉ loanh quanh việc học việc làm. Ai cũng nói bạn như đứa trẻ tự kỉ. Thời đó, ai cũng chê bạn vừa xấu, vừa nghèo. Bạn mặc kệ miệng thiên hạ, vẫn loanh quanh, ngày đi học, tối đi làm thêm và sau đó tranh thủ học đến khuya. Sau này gặp lại bạn, chị chẳng kịp nhận ra vì bạn xinh đẹp hơn hẳn, làm việc cho một công ty lớn và chuẩn bị mở công ty kinh doanh riêng. Chị thiệt sự thích và mến mộ những người như vậy. Họ nói thì ít làm thì nhiều và kết quả luôn khiến người khác trầm trồ với “giấc mơ” của họ. Họ biến ước mơ thành sự thật. Quan trọng hơn hết, trên hành trình biến “giấc mơ” thành sự thật, họ hiểu được bản thân mình là ai, họ chiêm ngưỡng được hành trình của sự cố gắng. Vẻ đẹp của sự tự lực cố gắng bao giờ cũng thật sự rất xinh đẹp.

Tuy vậy, chị cũng đúc kết ra một điều. Để nhanh hơn trên hành trình thực hiện ước mơ, nhiều khi không phải cứ cố gắng đâm đầu vào là được mà phải biết vẽ ra một chiến lược, kế hoạch phù hợp với bản thân. Hiểu một cách dễ hiểu, đó là ngồi ngẫm lại, ghi ra tất cả những gì bản thân đang có, đang thiếu để thực hiện ước mơ đó và để làm được điều đó, chúng ta cần phải làm những công việc gì, lịch trình hằng ngày như thế nào, ai sẽ là người giúp sức cho mình và mất trong khoảng thời gian bao lâu. Đừng chỉ cặm cụi thực hiện! Chăm chỉ cố gắng và phương pháp đúng sẽ mang lại kết quả nhanh hơn nhiều.

Chị lấy ví dụ tự bản thân (Đương nhiên chỉ mang tính chất tham khảo nhỏ để cho các bạn tưởng tượng được cách kết nối giữa mục tiêu, giấc mơ và cách thực hiện nó):

Chị đặt ra mục tiêu phải giao tiếp tốt/nói tốt tiếng anh (khoảng ở mức 6.0-6.5 Ielts) trong 6 tháng. Chị nhận thấy bản thân không có thời gian đi học cuối tuần và việc nói tiếng anh cần phải có môi trường giao tiếp. Ngoài ra, cần phải luyện tập thường xuyên và điều đặn như vậy đòi hỏi bản thân phải thiết kế lịch trình hằng tuần và mang tính chất bắt buộc (nếu không thực hiện được thì mình sẽ phải mất gì đó). Chị nhận thấy 2 điểm yếu lớn khi nói là phát âm và thiếu phản xạ. Vì vậy, chị có 2 phương án, tìm 1 khoá học online hoặc tìm các ứng dụng mất phí để luyện anh văn. Sau đó, chị tìm các kênh youtube và hỏi bạn bè về các khoá speaking và khoanh vùng các kênh/app có thể học. Cuối cùng, chị chọn 1 khoá học và 1 app để cải thiện speaking của bản thân.

App Elsa:

Chị lựa chọn để cải thiện khả năng phát âm của bản thân và giúp nói cho sang hơn. App có kiểm tra lịch trình học hằng ngày và giúp rèn các từ đang phát âm sai.

https://share.elsanow.io/eYedj6MAtsb

Cambly:

Cambly giúp chị duy trì được môi trường để nói tiếng anh 2 lần/tuần và giúp chị cải thiện đáng kể khả năng phản xạ. Cô giáo chị luôn nói rằng chị tiến bộ rõ rệt lúc vừa mới gặp cô và bây giờ chị và cô có thể giao tiếp, nói chuyện và tâm sự như 2 người bạn. Cambly đã giúp chị kết nối với cô Lyn Rose, cô không chỉ là cô giáo và còn là một nhà tâm lý luôn lắng nghe và đã hỗ trợ, tư vấn chị rất nhiều trong những giai đoạn khó khăn.

https://www.cambly.com/invite/THUONG214?st=081422&sc=4

(Bạn được học thử 10 phút nếu đăng ký bằng link này)

Việc kết hợp học giữa Elsa và Cambly giúp chị đạt được mục tiêu nói và giao tiếp tốt tiếng anh với đồng nghiệp hoặc bạn bè người nước ngoài chỉ trong 6 tháng. Chị không còn ngần ngại khi gặp các sếp ở thang máy hoặc không gặp trở ngại khi kết nối với các bạn nước ngoài nữa. Và bây giờ, chị vẫn cố gắng duy trì với Cambly một tuần để giữ được “ước mơ” của mình.

Chị không phải viết một bài để tạo động lực mà chỉ muốn nhắc nhở bản thân, em gái bẻ bỏng và gởi đôi lời tới những bạn nhỏ hơn chị đôi tuổi về “những giấc mơ”. Không phải mà tự dưng ông bà đã dặn” Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần tới cho”.  Hay chị lượm lặt được đâu đó câu nói cũng rất hay “Nếu đã quyết tâm làm một việc gì đó, đừng vội vàng lớn tiếng công bố cho cả thiên hạ biết, cứ im lặng mà thực hiện thôi. Bởi vì đó chỉ là chuyện của bạn, người khác không rõ hoàn cảnh của bạn, cũng đâu thể giúp bạn thực hiện giấc mơ. Ngàn vạn lần đừng vì hư vinh mà mang ra khoe khoang. Cũng đừng vì một câu đánh giá của người khác mà buông bỏ giấc mơ của chính mình. Thật ra trạng thái tốt nhất là kiên trì với giấc mơ của bản thân, nghe một chút lời khuyên của người đi trước, sai lầm ít một chút. Còn việc có đáng giá hay không, thời gian là câu trả lời tốt nhất.”

– Jinie Lynk dịch

Chúc tất cả chúng ta thành công với sự kiên trì, bền bỉ của bản thân!

Recommended Articles

Pin It on Pinterest