MSL (Medical Science Liaison) là gì?

MSL (Medical Science Liaison) là gì?

Chị lỡ hẹn với bài này đã lâu. Có hai 2 lí do khiến chị rất đắn đo khi viết bài này. Một là chị mới vào nghề chưa lâu, sợ hiểu không rõ, viết lại sai thông tin rồi ảnh hưởng đến bạn đọc. Hai là chị không muốn mình viết gì liên quan đến công việc hiện tại. Chị đắn đo thiệt lâu rồi quyết định viết vì chị nhận được nhiều lời nhắn hỏi quá tha thiết của các bạn. 

Nhưng vẫn như tinh thần của các bài viết trước. Hãy xem thông tin chị cung cấp như một tài liệu tham khảo. Hãy hỏi thêm hoặc dấn thân thật sự để góc nhìn được mở rộng hơn, em nhé.

Định nghĩa

MSL là viết tắt của từ Medical Science Liaison dịch ra là Chuyên viên Thông tin Y Khoa.

MSL thường làm việc trong các lĩnh vực cụ thể – chẳng hạn như dược phẩm, công nghệ sinh học và sản xuất thiết bị y tế – với tư cách là chuyên gia về các sản phẩm cụ thể và các xu hướng nghiên cứu lâm sàng. Mặc dù MSL không cần phải có giấy phép hành nghề bác sĩ nhưng họ vẫn phải được đào tạo nâng cao về khoa học và kiến ​​thức y khoa. MSL là công việc có tính chuyên môn về y khoa cao, đóng vai trò trao đổi các thông tin y khoa trong và ngoài công ty. Nếu trong các công ty dược, MSL sẽ thuộc phòng Medical Affairs (Phòng Y Khoa).

Tìm hiểu thêm về phòng Medical Affairs:

https://thuonglibrary.com/goc-tam-tinh/huong-noi-thi-nen-lam-gi-trong-nganh-duoc/

https://thuonglibrary.com/chuyen-di-lam/hoc-duoc-ra-thi-lam-gi/

Tổng quan về MSL

Thuật ngữ “MSL/ Medical Science Liaison ” được đặt ra bởi Upjohn Pharmaceuticals vào năm 1967 nhưng được sử dụng phổ biến kể từ đó.

Có thể nhìn thấy rõ ở tên công việc (MSL/ Nhân viên Thông tin Y khoa), MSL ​​sẽ làm nhiệm vụ cầu nối giữa các bên liên quan bao gồm bác sĩ và các chuyên gia/các bác sĩ đầu ngành và các công ty dược/thiết bị y tế.

MSL cung cấp các cập nhật quan trọng về những tiến bộ trong phương pháp điều trị và thiết bị y tế, phân tích và trình bày về các xu hướng trong dữ liệu và trả lời, trao đổi bất kỳ yêu cầu thông tin nào đến từ các nhân viên y tế (thường là các bác sĩ).

Trên thế giới hoặc thỉnh thoảng có một vài JD (job discription) ở Việt Nam đồng nghĩa với MSL như Clinical Science Liaison, Medical Science Manager hoặc Regional Medical scientist.

Bất kể chức danh, MSL thường làm việc cho các công ty dược/thiết bị y tế.

Công việc của MSL thường chuyên về các lĩnh vực khoa học, lâm sàng và điều trị cụ thể, chẳng hạn như tim mạch, ung thư, hô hấp, đái tháo đường và thường gắn với sản phẩm của các công ty. Chính vì vậy, mỗi thuốc/thiết bị y tế thường có 1-2 MSL phụ trách. Nếu ở Việt Nam, chị thường thấy mỗi sản phẩm thuốc thuộc một lĩnh vực điều trị ở mỗi vùng (phía Bắc hoặc phía Nam) sẽ có một bạn phụ trách.

Source ảnh: https://www.themsls.org/what-is-an-msl/ 

MSL thường làm công việc gì

Trách nhiệm công việc của MSL khác nhau tùy theo từng nơi và từng người sử dụng lao động. Điều đó nói rằng, chúng thường xoay quanh một số nhiệm vụ chính như:

  • Đào tạo cho Nhân viên Thông tin thuốc (Medical Representative)/Marketing
  • Trả lời các thông tin y khoa/các câu hỏi, vấn đề liên quan đến lĩnh vực điều trị/thuốc đang phụ trách
  • Tham gia hỗ trợ bộ phận Clinical trong các thử nghiệm lâm sàng
  • Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học (non-promotional).
  • Gặp gỡ các chuyên gia, các bác sĩ đầu nghành hoặc các bác sĩ điều trị để trao đổi, thảo luận các vấn đề lâm sàng.

Source ảnh: https://www.themsls.org/what-is-an-msl/ 

MSL sẽ tương tác với ai trong công ty dược phẩm?

  • Pharmacovigilance (cảnh giác dược) – MSL sẽ báo cáo các sự kiện bất lợi (AE) của thuốc cho Cảnh giác dược
  • Medical information (Thông tin y khoa) – MSL sẽ giúp trả lời các câu hỏi y tế từ các nhân viên y tế liên quan đến sản phẩm hoặc lĩnh vực trị liệu đang phụ trách
  • Regulatory Affairs (Phòng pháp chế) – MSL sẽ cung cấp kiến ​​thức chuyên môn khoa học để hỗ trợ đăng ký sản phẩm
  • Marketing  – MSL sẽ hiểu chiến lược marketing và cách chiến lược y khoa hỗ trợ, đồng hành cùng chiến lược marketing
  • Training – MSL sẽ phát triển tài liệu đào tạo để đào tạo các Trình dược viên

Nếu chưa rõ về các ngành nghề kể trên, tụi em có thể đọc lại các bài sau:

https://thuonglibrary.com/chuyen-di-lam/hoc-duoc-ra-thi-lam-gi/

Ai có thể trở thành MSL

Vào cuối những năm 1980, một số công ty bắt đầu yêu cầu những người nộp đơn vào các vai trò MSL phải có bằng tiến sĩ như MD, PharmD hoặc PhD. Tiêu chuẩn đó vẫn duy trì cho đến nay.

Ở Việt Nam những năm về trước, chị thường thấy MSL sẽ thường là bác sĩ hoặc nếu là dược sĩ thì phải có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, dạo gần đây, MSL rộng mở hơn cho các bạn dược sĩ và có kinh nghiệm làm trình dược viên trước đó. Đương nhiên, để có thể dấn thân được thì bạn tự trang bị cho mình các kiến thức về nghiên cứu, có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình cũng như sử dụng tốt tiếng anh.

Disclaimer: Bài viết này chỉ áp dụng cho các bạn định hướng ở các công ty Dược nói chung và các công ty đa quốc gia nói riêng.Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy nếu thấy thắc mắc hoặc thiếu thông tin, bạn đọc có thể tham khảo thêm từ các nguồn khác để mở rộng góc nhìn.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.mslconsultant.com/post/what-is-a-medical-science-liaison-msl-and-what-do-they-do-all-day
  2. https://www.themsls.org/what-is-an-msl/ 
  3. https://www.iqvia.com/-/media/library/white-papers/medical-science-liaisons.pdf

Recommended Articles

Pin It on Pinterest