Đọc gì, nghe gì, xem gì để không bỡ ngỡ với văn hóa công sở

Đọc gì, nghe gì, xem gì để không bỡ ngỡ với văn hóa công sở

Hồi học đại học, tụi mình thường chỉ chăm chút cho từng kiến thức để mong sau này có thể áp dụng được khi đi làm. Nhưng rồi, khi đi làm tụi mình lại hiếm có cơ hội để sử dụng đến mớ kiến thức đóng bụi ấy. Sau đó, tụi mình quên hẳn. Sau này đi làm, mình chỉ tiếc là có ai đó dạy hay chỉ cho chút kinh nghiệm, kĩ năng để không bỡ ngỡ khi đi làm để đỡ hoang mang và lúng túng khi đi làm, thay vì chỉ tập trung dạy cho tụi mình kiến thức thuần. Đặc biệt là, nếu hồi học đại học có những khóa học như vậy, chắc mình biết ơn lắm.

Đến bây giờ, ngay cả khi đi làm đã được hơn 3 năm. Nhiều khi, mình vẫn còn lúng túng và khó khăn trong việc xử lý một vài chuyện. Nhưng mọi thứ khá hơn nhiều so với 2-3 năm trước. Những cải thiện này phần nhiều đến từ việc va vấp nhưng sẽ có những thứ mình tích lũy và nghiệm ra ở một vài kênh thông tin. Vậy, nên đọc gì, nghe gì, xem gì để khở ngỡ với văn hóa công sở.

Đọc gì

Sách “Quy tắc ngầm nơi công sở”

Mình tìm được cuốn sách này trong một lần đi nghỉ ngơi vì “stress” trong công việc. Mình lang thang nhà sách để đi tìm chút thảnh thơi và “va” vào kệ sách “Dành cho người đi làm”. Mình không có nhiều hứng thú lắm với sách self-help và cũng không thích lắm việc đọc sách. Nhưng cuốn sách này làm mình hoàn toàn bất ngờ và hiểu ra những sai lầm, nhưng ngu ngờ chốn công sở của mình hồi đó.

Đây là cuốn sách tư vấn, đưa ra những lời khuyên và những ví dụ rất thực tế, gần gũi và chắc chắn ai đi làm cũng sẽ gặp những tình huống tương tự. Cuốn sách gồm 6 phần, đi từ những lời khuyên rõ ràng cho bạn nào là “newbie – nhân viên mới” đến khi làm việc lão làng chốn công sở hay có ý định khởi nghiệp khi đang làm ở công sở.

Điều mình ấn tượng và đưa cuốn sách thành “top of mind” khi nghĩ đến dòng sách cho người đi làm đó là cuốn sách luôn đưa ra 2 trường hợp cho mỗi tình huống và đưa ra quan điểm “đúng đắn” cho từng trường hợp.

Ví dụ:

Đối với chuyện ứng phó khi đấu đá nội bộ, một nhân viên thường sẽ có 2 cách ứng xử, đường đường chính chính đối diện với vấn đề hoặc sẽ tìm cách né tránh. Cuốn sách sẽ đưa ra quan điểm đối với mỗi cách ứng xử và hướng dẫn khi nào áp dụng cách này, khi nào nên áp dụng cách kia.

Điều này giúp những người mới đi làm có thể tìm ra đáp án phù hợp cho cách cư xử của mình nơi văn phòng, giải đáp những câu hỏi mà chúng ta thường băn khoăn.

Khi đi làm thì có nên khiêm tốn, thật thà, dũng cảm hay không? Khi đi làm thì nên làm thêm giờ như thế nào cho phù hợp? Khi đi làm thì nên ứng xử với sếp như thế nào? Có nên tin vào những lời hứa hẹn của sếp?

Ngoài ra, việc chốt lời khuyên cho từng tình huống giúp người đọc có thể nhớ và nắm được mấu chốt của vấn đề.

Mình sẽ trích một vài đoạn trong cuốn sách này “ Công ty nào cũng có những nhân vật được coi là “cây đa cây đề”, tức là những người đã làm việc được một thời gian và có kinh nghiệm, vị trí nhất định. Ứng xử thế nào với các vị tiền bối này là môn học bắt buộc đối người mới nơi công sở. Đó là vì trong quá trình làm việc , mặc dù có khả năng phải hợp tác với nhau, nhưng giữa 2 bên người mới – người cũ vẫn tòn tại sự cạnh tranh ở mức độ nhất định. Quan hệ giữa nhân viên cũ – Nhân viên mới là mối quan hệ cực kì nạy cảm. Duy trì quan hệ tốt đẹp với tiền bối ở công sở là việc rất quan trọng với nhân viên mới”

Tóm lại, mình xem đây là cuốn sách giáo khoa/giáo trình cơ bản để học lý thuyết trước khi bắt đầu làm việc ở công sở. Nắm được một vài nguyên tắc căn bản để khi gặp biết cách áp dụng hoặc biết được mấu chốt của vấn đề.

Các bạn có thể tìm mua và đọc tại: 

Tiki: https://shorten.asia/ab3vgKkw

Shopee: https://shorten.asia/dY3sbyFq 

Nghe gì?

Mình là đứa có thiên hướng nghe nhiều hơn nhìn. Vì vậy, mình nghe rất nhiều podcast. Và đương nhiên, sẽ không thiếu những podcast dành cho người đi làm.

Podcast “Nguyễn Phi Vân”

Link Podcast:

Thú thật, ấn tượng lúc đầu của mình về cô Nguyễn Phi Vân không được tốt lắm. Thiệt sự là một ấn tượng kì cục. Vì vậy, mình đã không click vào podcast của cô trong một thời gian dài.

Mãi đến về sau, khi đang thiếu nguồn podcast nghe vào mỗi đêm. Mình click vào Podcast của cô và tiếc hùi hụi khi không nghe Podcast của cô sớm hơn.

Đây thật sự là nơi gỡ rối cho những người trẻ muôn vàn vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt là những vấn đề trong việc đi làm. Điểm làm nên sự nổi bật của Podcast chính là việc phân tích từng vấn đề một cách sâu sắc, sự đồng cảm trong từng câu chuyện để cho tụi mình có thể hiểu được cốt lõi của câu chuyện này đang nằm ở đâu, cách giải quyết “hợp tình hợp lý” là như thế nào. Cô Vân chia làm những tình huống thành những tập podcast, mỗi tập giải quyết một pain point của người trẻ như:

Em nên bỏ cuộc hay chiến đấu khi bị đì nơi công sở

Deal sao với sếp vừa mới vừa nguy hiểm

Thay đổi hay làm công việc không yêu thích cả đời

….

Đây là những chủ đề mà những ai đã và đang đi làm rất đau đầu và hoang mang khi đi làm. Khi phải trải qua, phải kinh qua nhiều năm kinh nghiệm, góc nhìn chúng ta về những vấn đề này mới có thể rõ ràng và đúng đắn được. Vì thế, thay vì vậy, lắng nghe một người lớn bày biện góc nhìn sâu sắc của mình sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian để tìm được câu trả lời cho riêng mình.

Cô Vân còn có những khóa học về EQ hay EI miến phí, giúp các bạn trẻ nâng cao trí tuệ cảm xúc khi đi làm hoặc khi tiếp cận những vấn đề về cuộc sống.

Sau này mình thật sự cảm thấy biết ơn cô Vân vì đã chia sẻ và đồng cảm những khó khăn của người trẻ non nót và đem những kinh nghiệm, những thăng trầm của cuộc đời kể lại cho tụi mình với một giọng nói tâm tình hết sức truyển cảm.

Xem gì?

Youtube – Huỳnh Duy Khương

Link Youtube;

https://www.youtube.com/channel/UCtBZReQN5lbQgjGNOIGOS2Q 

Hồi đó, mình biết đến anh Khương quảng cáo facebook của anh í 😊 Vậy là chặc lưỡi bão, lại mấy kênh ba hoa dạy lấy tiền đây mà.

Thế là không xem. Mãi về sau mình có xem vài video của anh Nguyễn Hữu Trí, thầy của anh Khương, thế là thấy nội dung rất chất lượng và có lý. Mình bỏ cái định kiến về những người dạy kĩ năng trên mạng. Từ đó, mình xem nhiều hơn những kênh như vậy và dừng lại ở kênh của anh Huỳnh Duy Khương.

Thật ra, nội dung của 2 kênh Youtube này rất giống nhau. Đều đưa ra những vấn đề mà người trẻ đi làm hay gặp phải và hỗ trợ, đưa ra lời khuyên để giải quyết nhưng mình trở thành fan ruột của kênh anh Khương vì ảnh giống mình – Hướng Nội.

Mình tìm thấy một người nào đó hoàn toàn matching và có suy nghĩ giống mình, anh Khương trở thành mentor online.

Đây là kênh rất phù hợp với những người Hướng Nội vì đưa ra những vấn đề mà người trẻ nói chung và người Hướng Nội hay gặp phải khi đi làm. Cách anh Khương đặt vấn đề khiến người xem có sự đồng cảm sâu sắc và từ đó họ cũng cảm thấy cách giải quyết hợp lý, phù hợp với type người Hướng Nội.

Còn bạn nào Hướng Ngoại thì mình nghĩ sẽ phù hợp với kênh của anh Nguyễn Hữu Trí. Tuy nhiên, free mà. Ngại gì không tham khảo luôn cả 2 mentor nếu có thời gian.

Tóm lại là, không cần đợi thầy cô mở trường mở lớp nữa, tụi mình hoàn toàn có thể tự tìm hiểu và trang bị cho mình chút kinh nghiệm để sống sót nơi công sở bằng 3 nguồn trên. Những thông tin từ các kênh này sẽ là nền tảng, bước gạch để tụi mình biết và biết cách thích nghi, ứng xử cho phù hợp nơi công sở. Tuy nhiên, thành thật mà nói, kiến thức phải đi đôi với thực hành. Nhiều khi phải va chạm và gặp phải vấn đề, chúng ta mới thật sự thấm nhuần và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Một số bài viết về chuyện đi làm khác:

Recommended Articles

Pin It on Pinterest