Em hỏi – Chị trả lời (phần 2)

Em hỏi – Chị trả lời là series trả lời các câu hỏi tâm tư tuổi hồng mà tụi em gởi về cho chị. Chị cũng đã từng trải qua tuổi mới lớn như mấy đứa, mông lung về những con đường tương lai. Chị chỉ ước hồi đó giá như có ai nói cho chị biết những góc cạnh của cuộc đời, thì có lẽ chị sẽ bớt va vấp hơn. Chị mong, cuộc đời sẽ nhẹ nhàng hơn với cả chị và em! Bắt đầu nhé tụi em!!!

EM HỎI – CHỊ TRẢ LỜI

👧👧👧Em:

Em hỏi 1 câu hỏi khá tế nhị 1 chút: theo em thấy có vẻ các công ty đa quốc gia tập trung nhiều ở HCM và em cũng mong muốn sau này sẽ có cơ hội trải nghiệm tại HCM , em cũng nghe 1 số anh chị khuyên marketing nên vào HCM để có nhiều cơ hội tuy nhiên có 1 vài ý kiến không được thuận lợi trong khi giao tiếp với bác sĩ là người miền nam, anh chị cho em hỏi anh chị 1 vài ý kiến quan sát thực tế TDV ở ngoài bắc vào nam làm việc ạ ? Cơ hội và khó khăn ạ.

👩‍🦰👩‍🦰👩‍🦰Chị:

Việc giao tiếp không được thuận lợi là có, nhưng không đáng kể em nhé. Trong thời gian đầu, Em có thể giữ chất giọng miền Trung, cố gắng nói chậm, rõ từ để bác sĩ/người khác nghe rõ hơn. Trải qua thời gian, tiếp xúc dần với giọng miền Nam, giọng của tụi em sẽ có sự điều tiết “lai” miền Nam hơn, khi đó sẽ dễ nghe hơn rất nhiều. Chú ý là thời gian đầu, nếu không giả được giọng miền Nam thì đừng cố gắng nhé. Vì đôi khi nghe không được “thật” cho lắm. Cứ chập nhận “giọng nói” của mình và dùng câu thần chú “Xin lỗi, em mới vào Sài Gòn nên giọng em hơi khó nghe chút xíu”.

“Xin lỗi, em mới vào Sài Gòn nên giọng em hơi khó nghe chút xíu”.

Tuy nhiên, điểm cần cải thiện ở đây đối với Dược Miền Trung đó là văn hóa “chăm chỉ” quá mức. Chăm chỉ không sai nhưng tụi mình thường chỉ tập trung vào công việc/học hành mà quên đi nhiều khía cạnh khác. Tụi mình ít thể hiện cảm xúc, quan điểm cá nhân trong khi miền Nam việc linh hoạt bộc lộ cảm xúc, tranh luận vấn đề, phản biện là rất cần thiết.

Chị biết đôi khi ở miền Trung, phong cách “thương nhưng không nói, đói mà ngại ăn” đã đi sâu vào tiềm thức tụi mình, khó chỉnh một sớm một chiều. Tuy nhiên, tụi em có thể tập bằng cách đặt những câu hỏi khi cảm thấy khó hiểu chỗ nào đó, tập giơ tay phát biểu trình bày quan điểm (ai nói sai, chê cười gì thì mặc kệ). Dần dần, những điều đó sẽ tạo thành phản xạ để mình có thể họp hành, tranh luận với sếp và đồng nghiệp về sau. Hoặc đơn giản, thể hiện cảm xúc với bài viết của chị để chị có động lực chia sẻ tiếp cho mấy đứa nè :)))

Chị!

********************************

Recommended Articles

Pin It on Pinterest