Cách đọc một nghiên cứu khoa học theo phong cách sinh viên (phần 3)
Bài viết thuộc chuỗi bài Cách đọc bài báo khoa học theo phong cách sinh viên
Đọc lại phần 1:
Đọc lại phần 2:
Hazard Ratio (HR) – Tỉ số rủi ro
Thương Library sẽ diễn giải HR dựa trên một ví dụ và phân tích ví dụ đó để tụi mình cùng biết cách đọc – hiểu vấn đề khi gặp chỉ số này.
Bài viết được tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau và có trích dẫn các nguồn tài liệu tham khảo ở cuối bài.
Đặt vấn đề:
Thử tưởng tượng, các nhà nghiên cứu đang tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng (RCT) để tìm hiểu hiệu quả của một trị liệu mới nhằm cải thiện tỉ lệ sống còn của những bệnh nhân suy tim. Tổng cộng 105 bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên vào trong những nhóm điều trị và tổng cộng 106 bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên vào nhóm chứng.
Tìm hiểu thêm về RCT tại bài viết:
Kết quả chính của thử nghiệm ngày có thể được tóm tắt như sau “ Sau 1500 ngày theo dõi, tỉ số rủi ro cho tử vong ở trong nhóm điều trị là 0,38 với độ tin cậy 95% (CI), 0.28 đến 0.53; p<0.0001)
Theo đó, tác giả đã trình bày những con số dưới đây bằng cách tổng hợp những kết quả chính sau:
Bạn muốn đánh giá bài báo này một cách khách quan. Tuy nhiên, bạn lại không hiểu được kết quả chính của nó và tự đặt ra những câu hỏi:
- Hazard Ratio (Tỉ số rủi ro) là gì? Khoảng tin cậy 95% mà các tác giả nói tới là gì? Bạn có thể giải thích thông tin này như thế nào?
- Tôi có thể đọc hình ảnh này như thế nào? Những phát hiện chính mà tôi có thể học được từ hình này là gì?
- Tôi có thể chuyền tải những thông tin này tới bệnh nhân của tôi như thế nào nhỉ?
Trong bài viết này, bạn có thể tìm thấy đáp án như sau:
Câu 1: Harzard Ratio (Tỉ số rủi ro) là gì?
- Harzard ratio (HR) là thước đo ảnh hưởng của một can thiệp đối với một kết quả (kết cục) được quan tâm theo thời gian. HR được báo cáo khá phổ biến trong kiểu phân tích thời gian – sự kiện hoặc phân tích sự tồn tại hoặc phân tích sự sống còn (chẳng hạn như khi bạn quan tâm tới việc mất bao lâu thì một sự kiện đặc trưng/ kết cục xảy ra)
Kết cục/Kết quả được nhắc tới ở đây có thể là một kết cục tiêu cực/biến cố bất lợi (thời gian từ khi điều trị/phẫu thuật đến khi tử vong/tái phát) hoặc một kết cục tích cực (ví dụ thời gian được chữa khỏi/xuất viện/chữa lành hoặc khỏi bệnh)
Như tên gọi, HR là tỉ số của 2 Hazard
HR = Nguy cơ ở trong nhóm can thiệp : Nguy cơ ở trong nhóm chứng
Hazard đại diện cho một một sự kiện tức thời, có nghĩa là xác suất mà một cá nhân sẽ trải qua một sự kiện (ví dụ: tử vong – tái phát) tại một thời điểm cụ thể sau khi can thiệp, giả sử rằng cá nhân này đã sống sót đến thời điểm cụ thể đó mà không trải qua bất kỳ biến cố nào.
Diễn dịch về tỉ số nguy cơ (Hazard Ratio)
Bởi vì Hazard Ratio là tỉ số, do đó, chỉ số HR có thể được diễn giải cơ bản như sau (các số 0.5;1;2 phía dưới đây chỉ mang tính đại diện cho 3 trường hợp khác nhau)
HR = 0.5: ở bất cứ thời điểm nào, nhóm điều trị có nguy cơ xảy ra biến cố thấp 2 lần (50%) so với nhóm chứng.
HR= 1, ở bất cứ thời điểm nào, tỉ lệ gặp biến cố là như nhau ở 2 nhóm
HR=2, ở bất cứ thời điểm nào, nhóm điều trí có nguy cơ xảy ra biến cố cao gấp 2 lần so với nhóm chứng
- Khoảng tin cậy (CI) là phạm vi giá trị có khả năng bao gồm giá trị thực và được dùng để đo lường độ chính xác của ước tính nghiên cứu. khoảng tin cậy có thể là 90%, 95% hoặc 99%. Chẳng hạn, với khoảng tin cậy 95% nghĩa là trong 95% trường hợp lặp lại, ta tin tưởng rằng giá trị thực của kết quả (RR, OR, HR, RRR, NNT,…) nằm trong khoảng sai số cho phép.
- Áp dụng điều này vào kết quả nghiên cứu
Trong kết quả, các tác giả báo cáo rằng tỷ lệ nguy cơ tử vong với phương pháp điều trị mới = 0,38 (KTC 95%, 0,28-0,53; P <0,0001). Điều đó nghĩa là gì?
Bệnh nhân trong nhóm điều trị mới tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian nghiên cứu có nguy cơ tử vong thấp hơn 62% so với bệnh nhân trong nhóm đối chứng và chúng tôi tin tưởng 95% rằng giá trị thực nằm trong khoảng 47% -72%. (tức là chúng tôi chắc chắn 95% rằng bệnh nhân trong nhóm điều trị mới có nguy cơ tử vong thấp hơn từ 47% đến 72% so với bệnh nhân trong nhóm chứng).
Câu 2: Tôi có thể đọc hình ảnh này như thế nào? Những phát hiện chính mà tôi có thể học được từ hình này là gì?
Đường cong Kaplan-Meier (hoặc Đường cong sinh tồn)
Đường cong Kaplan-Meier: là một phương pháp đồ họa để hiển thị dữ liệu sống sót hoặc phân tích thời gian dẫn đến sự kiện (tức là tỷ lệ sống sót so với thời gian) và thường được vẽ dưới dạng hàm bước (a step function)
- Các trục ngang thể hiện thời điểm theo dõi bắt đầu từ khi tuyển bệnh trong khi trục dọc thể hiện xác suất ước tính sống còn.
- Mỗi bước đi xuống trong các dòng đại diện cho một sự kiện (kết quả quan tâm, ví dụ: tử vong) mà một bệnh nhân trong nhóm tương ứng đó trải qua, trong khi mỗi dấu dọc nhỏ đại diện cho một quan sát được kiểm duyệt (tức là một bệnh nhân không trải qua sự kiện quan tâm bởi lần theo dõi cuối cùng. Điều này có thể do mất thời gian theo dõi, thời gian nghiên cứu kết thúc mà không có sự kiện hoặc do bệnh nhân tử vong do nguyên nhân không liên quan).
- Số lượng bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh trong các khoảng thời gian đều đặn được hiển thị ở dưới cùng của hình. Cùng với thời gian, ít người còn lại gặp rủi ro hơn.
- Biểu đồ này cũng cho phép bạn phát hiện sự tiến triển của tình trạng (ví dụ như tử vong sớm sau phẫu thuật hoặc một tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc gây ra), bởi sự hiện diện của tỷ lệ sống sót đột ngột giảm mạnh tại một thời điểm cụ thể.
Một cách ngắn gọn, hazard là tốc độ (slope) của đường biểu diễn sống còn. Như vậy, hazard phản ánh tốc độ tử vong của bệnh nhân1. Trong ví dụ trên, ở bất cứ thời điểm nào, độ dốc của nhóm điều trị đều chỉ bằng 0.38 độ dốc nhóm chứng. Và lúc này, con số 0.38 chính là tỉ số rủi ro.
Câu 3: Tôi có thể truyền tải những thông tin này tới bệnh nhân của tôi như thế nào nhỉ?
Giải thích về con số này
Kết quả của biểu đồ này có thể được truyền đạt theo nhiều cách khác nhau:
- Thời gian sống thêm trung bình: một nửa số bệnh nhân trong nhóm điều trị đã sống sót trong 2246 ngày (tỷ lệ sống sót trung bình) so với 906 ngày ở nhóm đối chứng.
- Sự khác biệt về thời gian sống thêm : Trung bình, bệnh nhân trong nhóm can thiệp sống sót lâu hơn 1340 ngày so với bệnh nhân trong nhóm chứng (2246 – 906 ngày).
- Tỷ lệ sống sót tại một thời điểm cụ thể: khoảng 45% bệnh nhân trong nhóm điều trị đã sống sót trong 10 năm (3650 ngày, tức là tỷ lệ sống sót 10 năm). Một cách khác để nói điều này là khoảng 45% bệnh nhân trong nhóm điều trị đã không trải qua kết quả quan tâm (ví dụ: tử vong) sau 10 năm theo dõi.
Tỷ số rủi ro ( Hazard Ratios) so với Tỷ số nguy cơ (Risk ratio)
Tỷ số rủi ro thường được hiểu là tỷ số nguy cơ (hoặc nguy cơ tương đối), nhưng chúng không giống nhau về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu điều đó giúp bạn hiểu được tỷ số rủi ro thì cũng không sao. Nhưng hãy nhớ rằng HR không phải là RR.
Một trong những điểm khác biệt chính giữa tỷ số rủi ro và tỷ số nguy cơ là tỷ số nguy cơ (RR) không quan tâm đến thời gian của sự kiện mà chỉ quan tâm đến sự xuất hiện của sự kiện vào cuối nghiên cứu (nghĩa là chúng có xảy ra hay không: tổng số sự kiện vào cuối thời kỳ nghiên cứu). Ngược lại, tỷ số rủi ro (HR) không chỉ tính đến tổng số sự kiện mà còn tính đến thời gian của mỗi sự kiện.
References & Further Reading
- Nguyễn Văn Tuấn (2020). Y học thực chứng, Nhà xuất bản tổng hơp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Loai Albarqouni (2016), Tutorial about Hazard Ratios, Student for Best Evidence, last access at August 1st 2021
< https://s4be.cochrane.org/blog/2016/04/05/tutorial-hazard-ratios />
- Altman D.G., Bland J.M. Time to event (survival) data. BMJ 1998; 317:468
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9703534/
- Bland J.M., Altman D.G. Survival probabilities (the Kaplan-Meier method). BMJ 1998;317:1572
- Spruance S.L., Reid J.E., Grace M., Samore M. Hazard ratio in clinical trials. Antimicrob Agents Chemother 2004; 48: 2787–2792.
https://journals.asm.org/doi/full/10.1128/AAC.48.8.2787-2792.2004
- Sedgwick P. How to read a Kaplan-Meier survival plot. BMJ 2014; 349: g5608
- Sedgwick P. Hazards and hazard ratios. BMJ 2012; 345: e5980
[…] Hazard Ratio (HR) hay Tỉ số rủi ro là gì […]